Đến tàu cá Hải Phòng cũng bị tàu Trung Quốc đâm hỏng

19:53 |

Không chỉ cố ý gây hấn trên vùng biển phía nam Hoàng Sa, mới đây đến tàu cá Hải Phòng cũng bị tàu Trung Quốc cố ý đâm hỏng.

Hơn một tháng nay tranh chấp trên biển Đông do phía Bắc Kinh khơi mào một cách vộ lý có các vụ tàu Trung Quốc cố ý đâm va tàu Việt Nam đều xảy ra ở vùng biển gần nơi gian khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng mới đây ngay cả tại khu vực biển phía bắc nước ta mà cụ thể là tại Hải Phòng cũng đã xảy ra sự việc tương tự khi tàu cá Hải Phòng bị một tàu vỏ sắt có ghi chữ Trung Quốc cố ý đâm thủng và làm hư hại tài sản.



Tàu cá Hải Phòng bị tàu sắt Trung Quốc đâm thủng và tổn thất nặng.

Đưa tin về vụ việc này có VnExpress đăng bài báo trong hôm nay mà sau đây blog tin tức online Soạn Giả xin được trích dẫn lại nội dung bài viết đó như sau:

... Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hải Phòng ngày 9/6 đã có báo cáo gửi Bộ tư lệnh biên phòng về việc tàu cá của ông Nguyễn Đức Quang (xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên) bị tàu có chữ Trung Quốc mang số hiệu 45024 đâm húc, phun vòi rồng khiến tàu của ông bị thủng, hư hỏng nặng. Đại diện Hội nghề cá Hải Phòng cũng xác nhận thông tin này với VnExpress hôm nay.

Theo lời kể của ông Quang, sự việc xảy ra sáng 6/6 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ cách đảo Cô Tô khoảng 30 hải lý. Thời điểm này, tàu cá do ông Quang làm thuyền trưởng mang số hiệu HP 90258 TS đang đánh cá, câu mực trên vùng biển Việt Nam, thì bất ngờ một tàu vỏ sắt có chữ Trung Quốc và tiếng Anh “China Guard Type” số hiệu 45024 tiến vào đâm, húc. Tàu này còn mở bạt che súng rồi chĩa về phía thuyền của ông Quang.

"Sau đó họ cứ áp sát đe dọa, xua đuổi tàu của chúng tôi chạy qua cả đường phân định sang vùng biển phía bên Trung Quốc", Dân Việt dẫn lời kể của ông Quang. Để tránh cú đâm của tàu có chữ Trung Quốc, tàu của ông Quang phải vượt sang vùng biển của Trung Quốc.

Sau gần hai giờ chạy lòng vòng, tàu cá của ông Quang thoát được và chạy về phía đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh và trình báo với lực lượng biên phòng.

Vụ va chạm trên khiến tàu của ông bị thủng, hư hỏng nặng, đèn câu mực trên tàu bị vỡ, ước tính thiệt hại 300-500 triệu đồng.

Đây không phải lần đầu tiên các tàu Trung Quốc có hành động này. Ngày 26/5, tàu cá của ngư dân Đà Nẵng cũng bị tàu vỏ sắt của Trung Quốc tiến lại gần và đâm chìm.

Qua đó có thể nhận thấy phía nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố ý gây hấn và chèn ép nước ta bằng các vụ cố ý đâm va vào tàu cá lẫn tàu chấp pháp Việt Nan trên mọi khu vực thuộc vùng biển Đông của nước ta, những hành động ngang ngược này như bộc lộ rõ ý đồ xâm chiếm chưa hề có dấu hiệu dựng lại của Bắc Kinh đang bất chấp mọi luật pháp và công lý trên thế giới, kể cả tính mạnh con người.

Mộc Ký

Philippines tỏ rõ quyết tâm đối phó Trung Quốc

00:41 |

Trước những bước đi ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông, Philippines đã trả lời phỏng vấn tỏ rõ quyết tâm đối phó Trung Quốc nếu bị đối xử tương tự.


Sau vụ tàu Trung Quốc cố tình truy đuổi theo rồi đâm chìm tàu cá của Việt Nam thì nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích và phản đối Bắc Kinh, đối với Philippines khi được hỏi sẽ ứng xử thế nào nếu bị Trung Quốc hành động ức hiếp tương tự, bộ trưởng quốc phòng Philippines đã khẳng định sự lo ngại của nước ông nhưng cũng sẽ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Ông Voltaire Gazmin - bộ trưởng quốc phòng Philippines.

Đưa tin chi tiết về phát biểu này của phía Philippines, trang VnExpress đã có đăng một bài viết trong hôm nay với nội dung mà blog tin tức Soạn Giả sẽ trích dẫn lại như dưới đây:

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố quan ngại nhưng không lo sợ trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông, đồng thời cho biết nước này luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

"Chuyện gì cũng có thể xảy ra, chúng tôi đang đề phòng mọi tình huống", Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm qua trả lời câu hỏi về khả năng tàu Trung Quốc tấn công tàu Philippines như đã đánh chìm tàu cá Việt Nam hôm 26/5.

Trước hành vi ngăn cản sự hiện diện của Philippines trên bãi cạn Second Thomas (Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) từ phía Trung Quốc, ông Gazmin khẳng định nước này vẫn duy trì lực lượng tại đó. "Chúng tôi quan ngại nhưng không lo sợ và sẽ tiếp tục công việc của mình".

Nhận xét về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông, ông Gazmin cho biết bộ Ngoại giao Philippines sẽ làm đơn kháng nghị nếu chuyện tương tự xảy ra với nước này. Bộ trưởng tiết lộ rằng cảnh sát biển Philippines hộ tống các tàu cá nhằm ngăn chặn mọi sự quấy rối trên biển.

Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu đến cắm trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, khiến Manila quan ngại Bắc Kinh sẽ hành xử tương tự với nước mình. Tàu hải cảnh Trung Quốc hôm 27/1 dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines ở vùng biển tranh chấp, tuy nhiên không gây thiệt hại đáng kể.

Manila hồi tháng ba nộp một bản ghi nhớ dài gần 4.000 trang lên Tòa án Trọng tài Quốc tế, một bước tiến quan trọng trong vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền biển đảo. Tòa án đang xem xét vụ việc và hôm qua yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản biện muộn nhất là vào ngày 15/12. Tuy nhiên, Trung Quốc ngay lập tức từ chối yêu cầu đồng thời tuyên bố không có kế hoạch tham gia vụ kiện.

Có thể thấy nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn đang duy trì các bước đi nguy hiểm nhằm bá chiếm biển Đông và gây tranh chấp căng thẳng với không ít nước tại vùng Tây Thái Bình Dương này, cụ thể là Asean. Dù vậy, sự phản đối Trung Quốc cũng tăng lên không ít từ nhiều phía cho dù Bắc Kinh vẫn đang lì lợm hành xử theo ý mình bất chấp lời nói của quốc tế, Việt Nam ta không đơn độc trước sự hà hiếp của ông bạn hàng xóm to xác phương Bắc.

Mộc Ký

Thi tốt nghiệp lấy giàn khoan Trung Quốc làm đề Văn

22:44 |

Việc lấy giàn khoan Trung Quốc làm đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay rất hợp thời thế và được nhiều học sinh thích thú.


Hầu như năm nào cũng vậy, khi vào phòng thi và biết được đề môn Văn thì đa số học sinh đều lo lắng và đăm chiêu suy nghĩ để làm bài, chỉ số ít nở nụ cười vì...trúng tủ, song trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 này mọi thứ đã rất khác khi hầu như tất cả học sinh đều vui mừng và thích thú với đề thi số 1 bởi trong đó lấy việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép và xâm phạm vùng biển của Việt Nam làm đề bởi đây là chủ đề nóng đã và đang được bàn tán và đưa tin rộng rãi cả tháng nay, vô số bài báo đã viết về chủ đề này với nhiều góc cạnh và phân tích khác nhau, nên có thể nói rằng việc lấy giàn khoan Trung Quốc làm đề Văn thi tốt nghiệp chẳng khác nào cho toàn bộ học sinh được "trúng tủ".

Các học sinh sau buổi thi tốt nghiệp môn Văn đều tươi cười.

Tuy là nói vậy nhưng việc đưa chủ đề này thành đề thi vẫn rất hợp lý vì nó giúp mọi việc xung quanh giàn khoan trái phép của Trung Quốc tại biển Đông đã rõ càng rõ hơn, đã phổ biến càng được phổ biến và tuyên truyền rõ hơn nữa, nuôi dưỡng mạnh mẽ thêm lòng yêu nước cũng như quyết tam gìn giữ chủ quyền quốc gia. Bàn luận chi tiết hơn về việc này, trên trang VnExpress hôm nay đã có đăng bài báo mà blog tin tức Soạn Giả sẽ trích dẫn lại nội dung cụ thể của nó như sau:

... 10h sáng 2/6, thời gian làm bài thi Ngữ văn - môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp 2014 kết thúc. Những gương mặt rạng rỡ ùa ra khỏi cổng trường. Không nằm ngoài dự đoán của nhiều học sinh, giáo viên, vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép đã làm “nóng” trường thi.

Nguyễn Thu Trang (THPT Chu Văn An, Hà Nội) tự tin bài làm của mình tối thiểu được 7 điểm. “Ban đầu em rất lo lắng với đề thi đọc hiểu. Tuy nhiên, khi đọc đoạn văn bản có nêu vấn đề giàn khoan Trung Quốc, em rất hào hứng. Bạn nào cũng xác định đây là phong cách ngôn ngữ báo chí, rất quen thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây”, Trang nói.

Trần Trọng Hoàng (hội đồng thi THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm) cho biết: “Chủ đề biển đảo đã được giáo viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong khi ôn tập. Ai cũng đoán kiểu gì thi cũng có vấn đề này nên khi đọc đề các bạn rất vui vẻ”. Theo Hoàng, câu 3 với yêu cầu “bày tỏ thái độ về sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan xâm phạm biển đảo” đã được em làm rất nhanh và hào hứng.

Do thời gian thi môn Văn bị rút ngắn còn 120 phút nên rất ít thí sinh hoàn thành bài thi và ra khỏi trường thi sớm.

Cùng thí sinh cả nước, hơn 39.000 học sinh lớp 12 ở Thanh Hóa đã trải qua môn thi đầu tiên suôn sẻ.

"Đề thi không khó và rất sát với chương trình. Em thích nhất là đề số 1 với câu hỏi liên quan chủ đề Biển Đông", Nguyễn Trần Hoàn (khối chuyên Toán THPT Hàm Rồng) nói và cho biết qua các phương tiện truyền thông, Hoàn nắm rất rõ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam nên lượng thông tin trong bài em trình bày rất sâu, các ý được diễn giải chi tiết và chắc chắn về mặt câu cú và ngữ pháp.

Với những học sinh chuyên ban C, D thì đề văn được cho là dễ ăn điểm. “Em viết kín 8 mặt giấy thi, có thể được 7-8 điểm”, Lê Thu Hà My (THPT Hàm Rồng) vui vẻ.

Thời tiết tại Thanh Hóa nắng gay gắt, thí sinh rời phòng thi với mồ hôi nhễ nhại. Bên ngoài cổng trường, phụ huynh đưa đón con em bịt kín mặt bằng khẩu trang và áo chống nắng. Các bóng râm dưới gốc cây cổ thụ được tận dụng tối đa làm nơi tránh trú trong thời gian chờ đợi.

Tại Nghệ An, hết giờ làm bài nhiều em vẫn nán lại bàn tán về môn thi Ngữ văn.

Lê Thị Thục Quyên (THPT Huỳnh Thúc Kháng) cho biết, đề thi năm nay rất hay trong đó câu I sát với thực tế, với sự kiện xã hội của đất nước. "Thời gian qua em hay xem tivi và đọc báo nên em hiểu khá rõ về sự kiện, em không bất ngờ về đề thi này. Em làm được khoảng 80%", Quyên nói.

"Cấu trúc đề bọn em đã gặp ở kỳ thi thử rồi nên em làm khá tốt, đạt khoảng 70%", Nguyễn Văn Sơn (điểm thi THPT Huỳnh Thúc Kháng) nhận định.

Báo cáo của Sở Giáo dục Nghệ An cho biết, môn thi đầu tiên toàn tỉnh có 69 thí sinh bỏ thi (99,5% thí sinh dự thi), trong đó có 10 thí sinh bị tai nạn, ốm đau. Không có thí sinh, cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế thi.

Tại TP HCM, đa số học sinh ở hội đồng thi Nguyễn Thị Minh Khai lại bày tỏ sự bất ngờ với đề thi nhưng vẫn vui vẻ vì đề thi năm nay dễ. Đặc biệt, vấn đề việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép gây được cảm hứng làm bài.

Khá hồ hởi về kết quả làm bài, Ngọc Phụng cho biết: "Em đã có dịp bày tỏ quan điểm của mình. Theo em, chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền và trên biển. Ở tuổi của mình em nghĩ rằng yêu nước nên được thể hiện qua việc sống tích cực, chăm lo học tập và góp một phần nhỏ sức cùng toàn dân sát cánh bên các chiến sĩ hải đảo".

Bàn về lòng yêu nước, thí sinh này cho biết chúng ta cần yêu nước đúng hướng và việc công nhân bạo động ở một số tỉnh thời gian qua là sai lầm.

Tương tự, thí sinh Bích Ngọc cũng tâm đắc với bài làm của mình. Thí sinh này đã trích dẫn rất nhiều thông tin bản thân theo dõi qua báo, đài trong thời gian qua.

“Em thấy đề văn mở theo hướng tích cực, thông qua đề thi này mỗi học sinh có thể thể hiện được quan điểm, tình yêu đất nước của mình. Từ xa xưa, cha ông ta đã không ít lần đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, trong đó chủ yếu là Trung Quốc. Điều này cho thấy dù là một nước nhỏ nhưng chúng ta chưa bao giờ đầu hàng trước giặc ngoại xâm và lần này cũng vậy”, Bích Ngọc chia sẻ...

Đề thi môn Văn năm nay không chỉ khiến học sinh vui vẻ và hồ hỡi, không chỉ giúp nuôi dưỡng thêm lòng yêu nước và quyết tâm gìn giữ chủ quyền của các em mà nó còn có được sự đồng tình và tiếng hoan hô từ mọi người dân biết về chuyện này, chưa năm nào mà một đề thi tốt nghiệp lại có được sự ca ngợi và vui mừng đón nhận đến thế.
Mộc Ký

Trung Quốc muốn đàm phán song phương, Asean khước từ

18:42 |
Những tranh chấp gần đây trên biển Đông do phía Trung Quốc chủ động gây chuyện và làm phức tạp tình hình luôn bị phía Bắc Kinh muốn đưa vào dạng đàm phán song phương, song Asean mới đây đã khước từ.

soangia.com - Ý đồ của Bắc Kinh là muốn "chia để trị" và dễ dàng bẻ từng chiếc đũa hơn là phải bẻ cả một bó đũa Asean nên sau những động thái ngang ngược muốn độc chiếm biển Đông thì Trung Quốc luôn trả lời yêu cầu đàm phán với các nước liên quan theo dạng song phương, cụ thể là với Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, vùng biển mà Trung Quốc liên tục xâm phạm nằm trên tuyến giao thương quan trọng của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nên sau nhiều tháng chần chứ, khối Asian đã thống nhất khước từ yêu sách song phước của Bác Kinh và chỉ rõ các mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết triệt để qua đàm phán đa phương.

Phía nhà cầm quyền Trung Quốc đã có phản ứng trước tuyên bố này của Asean và hiển nhiên vẫn là không đồng ý, vẫn đòi giải quyết bằng đàm phán song phương nhằm dùng lợi thế nước lớn ép nước nhỏ và dễ dàng xử lý vụ việc vốn dĩ bên sai là chính quyền Trung Quốc.

Phát ngôn viên Hoa Xuân Anh của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trên báo VnExpress đã có bài báo vào ngày 11/5 chỉ rõ những điều kể trên với tuyên bố chính thức từ Bắc Kinh cũng như quan điểm của Asean như sau:

... Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN.

Bắc Kinh lâu nay chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với từng quốc gia, trong khi các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam và Philippines, các nước quan tâm gồm Mỹ và ASEAN, ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề. Các chuyên gia cho rằng chiến thuật của Bắc Kinh là muốn bẻ từng chiếc đũa, tận dụng lợi thế vượt trội của mình trong mỗi cuộc đàm phán tay đôi.

Bà Hoa còn nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với ASEAN để tiếp tục thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002.

Lời của bà Hoa được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước ASEAN đưa ra thông báo riêng về tình hình Biển Đông Tuyên bố nêu rõ các nước trong ASEAN bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình.

Tuyên bố được đưa ra một tuần sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và trái luật pháp quốc tế, gây đụng độ và căng thẳng trên Biển Đông. Việc làm này trái với tinh thần của DOC và luật pháp quốc tế.

Trong bản tuyên bố đặc biệt, các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực....

Có lẽ mọi người cũng đã nghe nhắc ại nhiều lần rằng phía Trung Quốc đã từng ký bản thỏa thuận về nguyên tắc ứng xử giữa các bên trên biển - DOC vào năm 2002, nội dung chủ yếu của bản thỏa thuận này là cam kết kiềm chế và không tiến hành các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực, tuy nhiên bản thỏa thuận này không mang tính ràng buộc, vì thế hai bên đang thảo luận xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), đây chính là những gì cần tiến hành mà nước ta cũng như Asean đang yêu cầu phía Bắc Kinh tham gia và tôn trọng.

Mộc Ký