Người dùng bị tổn thất khủng vì phần mềm lậu

22:55 |

Theo khảo sát từ các chuyên gia an ninh mạng tại Singapore, trong năm 2014 này người dùng máy tính sẽ tổn thất không dưới 11 tỷ USD vì dùng các phần mềm lậu gây ra lỗ hổng an ninh.


Số tiền khủng khiếp gây ra bởi mất an toàn mạng này nghe thật choáng, có thể trong thực tế khi đến hết năm 2014 này con số sẽ nhảy lên cao hơn nhiều khi mà nạn phần mềm lậu tràn lan khó kiểm soát cũng bởi tâm lý xài "đồ chùa" khá phổ biến ở người dùng máy tính. Khảo sáy kể trên được tiến hành ở hơn chục quốc gia khác nhau, chủ yếu là tại khu vực châu Á, nơi tình trạng xài hàng lậu nhan nhản, điển hình là tại Việt Nam việc này gần như là mặc định, là chuyện như đúng rồi.

Người dùng máy tính mất tiền vì dùng phần mềm lậu bởi chúng tạo ra lỗ hổng an ninh.

Trên trang Số Hóa hôm nay đã có bài đăng phân tích và đưa tin về hiện trạng tăng các lỗ hổng bảo mật gây thiệt hại khủng mà như công bố khảo sát kể trên đã nói, để hiểu rõ hơn blog tin tức online Soạn Giả sẽ trích lại nội dung bài báo này của Số Hóa như sau:

... Mục tiêu tấn công của tội phạm mạng đang chuyển hướng, không chỉ nhắm tới người dùng cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp, mà đang hướng thẳng đến các cơ quan và tổ chức nhà nước của Chính phủ. Trước thực trạng này, IDC đã được thực hiện thông qua việc khảo sát tại 11 quốc gia, trong đó có nhiều nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về nguy cơ bị mã độc tấn công trên các thiết bị máy tinh cài phần mềm không bản quyền.

Nghiên cứu của IDC, được Microsoft công bố trong chương trình Play IT Safe, cho thấy người tiêu dùng tại châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán phải gánh khoản chi phí lên tới 11 tỷ USD trong năm 2014 vì những thiệt hại do tội phạm mạng gây nên và việc phải sửa chữa máy tính do sự xâm nhập của mã độc từ phần mềm lậu.

Trong khi đó, Chính phủ các nước tại khu vực này cũng đã bày tỏ sự lo lắng tập trung vào các vấn đề chính bao gồm sự xâm nhập trái phép vào thông tin bí mật cấp quốc gia (57%), các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng trọng yếu (56%), và việc đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin cạnh tranh. Ước tính, khối Chính phủ toàn cầu sẽ mất hơn 50 USD để giải quyết thiệt hại và đối phó với tình trạng mã độc tràn lan trên các phần mềm không bản quyền.

Với khối doanh nghiệp, con số này được tính toán lên tới gần 230 tỷ USD năm 2014 để đối phó với các rủi ro gây nên bởi các phần mềm độc hại được cài đặt có chủ ý trên các chương trình không bản quyền, trong đó bao gồm 59 tỷ USD để xử lý các vấn đề an ninh và 170 tỷ USD để khắc phục tình trạng ăn cắp dữ liệu.

Ông Nguyễn Việt Hải, một chuyên gia đầu ngành về CNTT, cho biết: "Bất kỳ kẽ hở bảo mật nào cũng là cơ hội để tội phạm mạng tấn công vào hệ thống của người dùng, gây nên những tổn thất lớn về tài chính. Năm 2014, tình hình tội phạm mạng được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi cá nhân, tổ chức là một mắt xích quan trọng góp phần đảm bảo an toàn thông tin số, vì vậy mọi người cần nâng cao trách nhiệm của mình, trước hết là thay đổi nhận thức và thói quen dùng phần mềm có bản quyền".

Trên cơ sở phân tích 203 máy tính được mua mới tại các cửa hàng tại 11 thị trường nhưng bị cài đặt phần mềm không bản quyền, Đại học Quốc gia Singapore cũng đã đưa ra con số đáng kinh ngạc với 61% máy tính đã bị xâm nhập bởi các phần mềm độc hại bao gồm các mã độc trojan, sâu máy tính, virus...

"Tội phạm mạng đang tận dụng cơ hội từ các chuỗi cung ứng không an toàn để phát tán phần mềm độc hại khiến người dùng phải đối mặt với những tổn thất lớn về tài chính khi máy tính bị xâm nhập bất hợp pháp. Nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo người dùng nâng cao nhận thức về bảo mật máy tính, đồng thời tự bảo vệ mình tránh trở thành những nạn nhân tiếp theo của tội phạm mạng", bà Rebecca Ho, Giám đốc về Sở hữu trí tuệ thuộc Microsoft Đông Nam Á, chia sẻ.

Như các bạn đã đọc thấy ở trên, nguy cơ an ninh mạng đáng lo ngại là như thế, tuy nhiên rất khó để thay đổi thực trạng này bởi tâm lý dân châu Á và của riêng dân nước ta cực kỳ khó thay đổi nếu không có luật và chế tài đủ mạnh, tuyên truyền và giáo dục đủ lâu đủ thuyết phục. Ngoài ra, chuyện dùng phần mềm lậu cũng còn có một mặt tích cực mà Việt Nam còn phải bấm bụng chịu thả, đó là nó giúp mọi người phổ cập tin học nhanh và mạnh hơn, sau khi hoàn tất mặt bằng công nghệ chung thì may ra chuyện bản quyền mới được vào khuôn khổ.

Mộc Ký